Đông bệnh hạ trị

“Đông bệnh hạ trị” là phương pháp độc đáo của y học cổ truyền, tận dụng mùa hè để giải quyết tận gốc các bệnh thường bùng phát vào mùa đông.

Phương pháp này đã được lưu truyền trong dân gian từ nhiều thế kỷ trước, được ghi chép trong các y thư nổi tiếng như “Bản thảo cương mục”, “Trương Thị y thông” và ngày nay đã được ứng dụng rộng rãi trong cả hệ thống y tế.

“Đông bệnh hạ trị” là gì?

“Đông bệnh” là những chứng bệnh thường hay phát tác vào mùa đông, còn “hạ trị” là tiến hành chữa trị trong mùa hè. Như vậy, “Đông bệnh hạ trị” là chữa trị các bệnh mùa đông trong mùa hè.

Sở dĩ Đông bệnh hạ trị được ưa chuộng bởi hiệu quả phòng ngừa vượt trội, tính an toàn cao, tiết kiệm chi phí và ít tác dụng phụ. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với các bệnh dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng…

 “Châm” trong điều trị Đông y.
“Cứu” trong điều trị Đông y.

Đông y nhận thấy, nhiều bệnh lý như ho kéo dài, viêm phế quản mạn, hen suyễn, viêm khớp, tiêu chảy… thường trở nặng vào mùa đông do cơ thể bị “dương hư”, dễ bị nhiễm lạnh. Thay vì chờ bệnh bùng phát mới điều trị, Đông bệnh hạ trị tập trung tăng cường dương khí cho cơ thể ngay từ mùa hè, giúp nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tái phát khi đông về.

Vì sao có thể “Đông bệnh hạ trị”?

Đông y cho rằng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến “đông bệnh” là do cơ thể bị “dương hư”. “Dương hư” (hay còn gọi là “hư hàn”) là tình trạng dương khí trong cơ thể bị suy yếu, không đủ sức chống chọi với hàn tà từ bên ngoài xâm nhập, cũng như không thể kiểm soát âm dịch bên trong, khiến âm thịnh dương suy, gây ra nhiều bệnh lý, đặc biệt là các bệnh dễ bùng phát vào mùa đông.
Để cải thiện tình trạng “dương hư”, Đông y có nhiều phương pháp khác nhau, trong đó “Đông bệnh hạ trị” được xem là phương pháp độc đáo, tận dụng mùa hè dương khí vượng thịnh để bồi bổ dương khí cho cơ thể. Quan điểm này dựa trên sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, âm dương tuần hoàn. Mùa hè dương khí hưng thịnh là thời điểm vàng để bổ sung dương khí, tăng cường chính khí, nâng cao sức đề kháng, từ đó phòng ngừa và điều trị hiệu quả các bệnh lý thường gặp vào mùa đông.

Phục hạ – dương cực thịnh

Theo y học cổ truyền, trong năm có một giai đoạn nóng nhất gọi là “Phục hạ”, thường rơi vào khoảng thời gian sau tiết Hạ chí đến trước tiết Lập thu theo âm lịch. Trong Phục hạ có 3 ngày đặc biệt được gọi là “Tam phục” (Sơ phục, Trung phục, Mạt phục), là những ngày nóng nhất, dương khí cực thịnh, rất thích hợp để áp dụng các phương pháp Đông bệnh hạ trị.
“Tam phục” được xác định dựa vào ngày Canh trong tháng theo nông lịch:
  • Sơ phục: ngày Canh thứ ba sau tiết Hạ chí.
  • Trung phục: ngày Canh thứ tư sau tiết Hạ chí.
  • Mạt phục: ngày Canh đầu tiên sau tiết Lập thu.
Người xưa rất coi trọng việc lựa chọn thời điểm để thực hiện Đông bệnh hạ trị, bởi họ tin rằng điều này sẽ giúp phát huy tối đa hiệu quả của phương pháp. Việc lựa chọn ngày Canh thuộc hành Kim, trùng với thuộc tính của tạng Phế, để điều trị “đông bệnh” – vốn thường liên quan đến chức năng của tạng này – là một minh chứng rõ ràng cho quan niệm đó.

 

Các biện pháp chữa trị cụ thể như dán cao, cứu ngải, uống thuốc… thường được tiến hành 3 lần/năm, đúng vào 3 ngày Tam phục, tốt nhất là trong khoảng thời gian từ 9 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Một liệu trình điều trị thường kéo dài từ 3 đến 5 năm.
 Bạch giới tử.
Đông y hiện đại vẫn kế thừa quan niệm về Tam phục và vai trò của ngày Canh trong Đông bệnh hạ trị từ y học cổ truyền. Tuy nhiên, phương pháp điều trị đã có những thay đổi linh hoạt hơn. Việc chữa trị không nhất thiết phải thực hiện vào đúng ngày Canh đầu tiên của mỗi Phục mà có thể tiến hành trong vòng 9 ngày tiếp theo. Thậm chí, một số thầy thuốc Đông y hiện nay cho rằng, chỉ cần điều trị trong giai đoạn thời tiết nóng nhất năm là đã có thể mang lại hiệu quả tích cực.

 

Để thực hiện Đông bệnh hạ trị, Đông y có nhiều biện pháp khác nhau như: uống thuốc, châm cứu, đắp thuốc, dán cao, giác hơi, tắm thuốc, xông thuốc, thực dưỡng… Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, việc lựa chọn phương pháp điều trị cần dựa trên thể trạng cụ thể của từng người và tuân thủ theo nguyên tắc Biện chứng luận trị, dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc có chuyên môn:
Dưới đây là một số biện pháp Đông y thường được sử dụng trong Đông bệnh hạ trị:
Thuốc uống:
  • Bài thuốc sắc: Vào các ngày Tam phục, có thể sử dụng bài thuốc sắc gồm: Đẳng sâm, Bạch truật, Phục linh (mỗi loại 12g); Cam thảo (3g); Hoàng kỳ (12g); Đương quy (10g); Bạch thược (12g); Sinh địa (10g); Sơn thù (10g); Kỷ tử (10g) và Đại táo (3 trái). Sắc 2 nước, sau đó hợp 2 nước lại, chia thành 3 lần uống trong ngày, cách xa bữa ăn.
  • Nhân sâm: Trong những ngày Tam phục, có thể dùng Nhân sâm (10g) hãm nước sôi, uống thay trà trong ngày.
  • Thuốc bổ nguyên khí: Những người có thể trạng Tỳ thận dương hư, từ sau ngày Hạ chí có thể uống khoảng 20-30 thang thuốc bổ nguyên khí như Bát vị hoàn, Lý trung hoàn, Thung dung hoàn… để tăng cường thể lực và sức đề kháng với một số bệnh mạn tính trong mùa đông.
Đắp thuốc lên huyệt vị:
  • Bài thuốc đắp trị bệnh đường hô hấp: Đối với các bệnh như hen suyễn, ho lâu ngày, viêm phế quản mạn tính… vào 3 ngày Tam phục, có thể dùng bài thuốc đắp gồm: Bạch giới tử, Tế tân, Nguyên hồ (mỗi loại 12g) tán nhỏ, trộn với nước gừng rồi đắp lên các huyệt Phế du, Tâm du, Cách du hoặc Phế du, Bách lao, Cao hoang. Sau đó dùng băng dính cố định lại. Nên gỡ thuốc sau 4-6 tiếng hoặc khi thấy nóng rát, đau nhức. Cách 10 ngày làm một lần, tổng cộng 3 lần trong 1 năm. Kiên trì thực hiện liên tục 3-5 năm sẽ mang lại hiệu quả tốt.

Bài viết liên quan

Tam phục cứu

Th11

2021

23

Tam phục cứu

23/11/2021

Phương Pháp Tam Phục Cứu Trong Y Học Cổ Truyền Cứu ngải, một phương pháp điều trị truyền thống từ dân gian, sử dụng sức nóng và hơi thuốc từ nhang ngải để kích thích các huyệt trên cơ thể, thúc đẩy phản ứng tự nhiên của cơ thể với mục đích phòng và trị […]

Đọc thêm
Dưỡng sinh kinh lạc

Th11

2021

23

Dưỡng sinh kinh lạc

23/11/2021

“Kinh lạc là đường vận chuyển khí huyết, là nơi để khí Âm – Dương thông nhau và kết nối các tạng phủ với bề mặt cơ thể con người. Thông kinh lạc đóng vai trò rất quan trọng trong sự đảm bảo duy trì tính mạng và vận hành bình thường của khí huyết, […]

Đọc thêm
Massage Bấm Huyệt

Th11

2021

23

Massage Bấm Huyệt

23/11/2021

Massage bấm huyệt, phương pháp trị liệu lâu đời, đã được chứng minh mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Cùng khám phá 6 lợi ích nổi bật của phương pháp này để hiểu rõ hơn vì sao nó được ưa chuộng đến vậy. Massage bấm huyệt là gì? Massage Bấm Huyệt […]

Đọc thêm
Thải Độc Ngũ Tạng

Th11

2021

23

Thải Độc Ngũ Tạng

23/11/2021

Thải độc ngũ tạng là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Bằng cách áp dụng lối sống lành mạnh, kết hợp với các phương pháp thải độc phù hợp, bạn hoàn toàn có thể tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình và gia đình. Thải Độc […]

Đọc thêm